Đức Phanxicô có phải là nhà cách mạng không?

Phanxico.vn (19/10/2023) – Câu hỏi được các nhà báo đặt ra, nhưng có những câu trả lời khác nhau một cách tinh tế. Theo nhà văn Michel Cool, những thay đổi của Giáo hội và trong Giáo hội như trong tư tưởng của Đức Phanxicô, trước hết ngài muốn ở trong thời điểm của hoán cải.

Mười năm ân tình (Kỷ niệm 10 năm Đức Jorge Bergoglio được bầu chọn làm Giáo  hoàng) | Giáo phận Vinh

Thượng hội đồng Rôma về tính đồng nghị của Giáo hội đang diễn ra ở Rôma sau cánh cửa đóng kín. Bầu khí thận trọng này được ngài mong muốn để có được sự tự do khi thảo luận, lắng nghe và chiêm niệm giữa các thành viên, gồm các giám mục (trong đó có 62 hồng y), tu sĩ, linh mục và giáo dân nam nữ (có 54 phụ nữ tham dự, điều chưa từng có). Trong tổng số 464 người tham dự, có 365 người có quyền bầu cử. Trong con số cử tri, chúng ta có thể thấy sự giống nhau về số ngày trong một năm. Nhưng một con số khác có lẽ quan trọng hơn: 96 cử tri trong số này không phải là giám mục. Đây là những đổi mới nhưng không nhỏ của Đức Phanxicô, kể từ khi Đức Phaolô VI thành lập Thượng hội đồng thường trực năm 1965.

Một giáo hoàng chính trị

Những diễn biến mới này, cùng với những cân nhắc khác về phong cách và định hướng của triều giáo hoàng hiện nay đang gây ra một tranh luận công khai, từ lâu được giữ trong im lặng, về tính cách và tư tưởng cách mạng của người lãnh đạo Giáo hội. Hai quyển sách  được xuất bản gần đây ở Pháp và Bỉ đặt ra câu hỏi: Đức Phanxicô có phải là nhà cách mạng không? Tuy nhiên, các câu trả lời của các nhà vatican học lại khác nhau một cách tinh vi, giữa tác giả người Pháp Jean-Marie-Guénois của báo La Figaro và tác giả người Bỉ Emmanuel Van Lierde.

Nếu ngài dường như bị thúc đẩy bởi một cấp bách cải cách, thì đó không phải do chương trình nghị sự cá nhân hoặc để bù đắp thời gian đã mất, nhưng vì ngài tin hiện trạng dậm chân tại chỗ hoặc đi thụt lùi sẽ không cho phép Giáo hội tìm lại giáo dân và không phù với quan tâm của tâm lý đương thời.

Theo tác giả Jean-Marie Guénois của quyển Giáo hoàng Phanxicô, cuộc cách mạng (Pape François, la révolution, nxb. Gallimard) thì tình hình giáo hội Pháp khá căng thẳng, trầm cảm và đang tìm kiếm chiến lược làm sao để Giáo hội phục hồi lại. Nơi Đức Phanxicô, ông thấy đây là một giáo hoàng có tính chính trị cơ bản. Chắc chắn ngài là người của Chúa, bậc thầy về các bài tập linh thao đáng ngưỡng mộ. Nhưng ông nhấn mạnh, khi ngài dùng các khẩu hiệu kế thừa của Cách mạng Pháp, giáo hoàng Dòng Tên muốn sơn lại Giáo hội bằng những màu sắc để nó tự do hơn (về đạo đức), bình đẳng hơn (ít giáo sĩ hơn và mang tính rửa tội nhiều hơn), huynh đệ hơn hoặc dân chủ hơn (qua phi tập trung hóa và tính đồng nghị). Trong lãnh vực này, Đức Phanxicô là nhà cách mạng và có thể làm bối rối, gây sốc ngay cả cho các tín hữu quan tâm về phụng vụ (hình thức ngoại thường của nghi lễ Rôma), về giáo lý và luân lý (chúc phúc các cặp đồng tính). Ngoài ra, theo ông, ngài cũng làm cho người công giáo chia rẽ, sẽ để lại sau lưng ngài một triều giáo hoàng Phanxicô bị chia rẽ và lo lắng, hơn Giáo hội mà ngài có khi kế vị Đức Bênêđictô XVI mười năm trước.

Một Giáo hoàng tiếp tục

Còn với tác giả Emmanuel Van Lierde người Bỉ của quyển Giáo hoàng Phanxicô. Nhà cách mạng bảo thủ (Le Pape François. Le révolutionnaire conservateur, nxb. Jésuites) thì uyển chuyển và ít chính trị hơn tác giả Jean-Marie Guénois. Tác giả người Bỉ nhấn mạnh, thực tế rõ ràng Đức Phanxicô đã khởi động lại tiến trình cải cách do Công đồng Vatican II đưa ra. Tác giả tin rằng, một động lực mà hai người tiền nhiệm trước của ngài đã giảm đi khá nhiều. Theo nghĩa này, ngài là người tiếp nối hơn là nhà cách mạng. Trừ khi chúng ta đánh đồng Vatican II với cuộc cách mạng! Điều mà với người công giáo, công đồng này như xương cá khó nuốt mà họ nuốt không được.

Câu hỏi “Đức Phanxicô có phải là nhà cách mạng không?” được nêu ra trong hai quyển sách, về cơ bản đưa ra những phân tích khác nhau nhưng so sánh và bổ sung cho nhau, không thể hài lòng với những câu trả lời nhị phân.

Nếu ngài dường như bị thúc đẩy bởi một cấp bách cải cách, thì đó không phải do chương trình nghị sự cá nhân hoặc để bù đắp thời gian đã mất, nhưng vì ngài tin hiện trạng dậm chân tại chỗ hoặc đi thụt lùi sẽ không cho phép Giáo hội tìm lại giáo dân và không phù với quan tâm của tâm lý đương thời.

Vì thế Thượng hội đồng là một bước quyết định dưới mắt ngài, nhằm hoán cải tất cả người công giáo, thiết yếu là phải cải cách lối sống và thể chế của họ. Với tác giả Van Lierde, “cuộc cách mạng văn hóa” của triều giáo hoàng này thúc đẩy thì khó mà kềm lại được. 

Một thời gian hoán cải

Câu hỏi “Đức Phanxicô có phải là nhà cách mạng không?” được nêu ra trong hai quyển sách, về cơ bản đưa ra những phân tích khác nhau nhưng so sánh và bổ sung cho nhau, không thể hài lòng với những câu trả lời nhị phân. Hoặc chúng ta có nguy cơ giới hạn một thời điểm trong lịch sử của Giáo hội trong phạm vi thuần túy ý thức hệ, hoặc bỏ qua bất kỳ sự can thiệp nào khác có thể xảy ra, đặc biệt là về bản chất thiêng liêng. Tuy nhiên, có lẽ chúng ta chưa nói đủ với các thế hệ mới, Công đồng Vatican II không chỉ là một công trường (agora) cải cách, mà còn là thời gian hoán cải mạnh mẽ của cá nhân và tập thể. Cũng mang lại hiệu quả phi thường, như được nhắc lại trong buổi canh thức cầu nguyện đại kết mở đầu Thượng Hội đồng, do cộng đồng Taizé chuẩn bị: “Mùa xuân nhỏ bé của Giáo hội” mà “Giáo hoàng nhân lành” Gioan XXIII đã tiên tri.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch