Các tân hồng y, những lựa chọn rất chiến lược của Đức Phanxicô

Phanxico.vn (15/7/2023) – Với việc phong các tân hồng y cử tri được công bố ngày 9 tháng 7 năm 2023, Đức Phanxicô dường như đảm bảo tính bền vững của các định hướng chính trong triều của ngài, đồng thời cho thấy ngài quan tâm đến tình hình địa chính trị thế giới.

Nếu Đức Phanxicô muốn làm tan tin đồn về sự kết thúc hơi trì trệ triều của ngài, thì ngài đã làm theo cách đặc biệt của ngài. Cuối giờ Kinh Truyền Tin ngày chúa nhật 9 tháng 7, dưới ánh nắng mặt trời trắng xóa của Quảng trường Thánh Phêrô, ngài công bố phong 21 tân hồng y trong đó có 18 hồng y cử tri dưới 80 tuổi. Trước sự ngạc nhiên của nhiều người, trong số này có hai hồng y người Pháp. Khi người công giáo Pháp sống trong bối cảnh lung lay khó khăn, nghĩ rằng giáo hoàng không thích người Pháp, từ lâu họ mong chờ có thêm tân hồng y, mãi đến tháng 8 năm 2022, giám mục Jean-Marc Aveline, giáo phận Marseille mới nhận mũ đỏ hồng y, nâng con số hồng y cử tri kỷ lục lên sáu người.

Ngoài xu hướng bổ nhiệm hồng y cho nước Pháp, triển vọng khai mạc Thượng hội đồng về tính đồng nghị vào tháng 10, và việc bổ nhiệm thần học gia Argentina Victor Manuel Fernández, rất thân cận với giáo hoàng, đứng đầu bộ Giáo lý Đức tin và cũng là một trong những tân hồng y – Đức Phanxicô, người đã phải nhập viện hai lần trong vòng ba tháng, dường như muốn đẩy nhanh tiến trình, đảm bảo một hậu duệ cho các trực giác của ngài. 

Cải cách gì? Những tổ chức nào?

Nhưng chúng ta đang nói về cải cách nào và trực giác nào? Về vấn đề này, chúng ta phải cẩn thận, không nên đơn giản hóa vội vàng, vì lý do bầu chọn rất đa dạng, chân dung của hai tân hồng y người Pháp – và một cách rộng hơn, của tất cả các tân hồng y – khó có thể thu gọn vào một thể loại duy nhất. Biểu tượng của xu hướng này là giám mục François-Xavier Bustillo, giáo phận Ajaccio. Một người ở ngoài khuôn khổ, giám mục Dòng Tên Bustillo sinh ra ở Pamplona, miền bắc Tây Ban Nha năm 1968. Ngài theo học ở Padua, nước Ý trước khi chọn Pháp làm vùng đất truyền giáo.

Giám mục trên đảo Ajaccio, Corse từ hai năm – vùng đất ít đòi hỏi nhất nhưng bị ung hoại vì tội phạm có tổ chức hoành hành – ngài là nhà truyền giáo tại tâm, có cái nhìn về cuộc khủng hoảng mà Giáo hội đang trải qua ở châu Âu, ngài viết trong cuốn sách Ơn gọi linh mục trước những khủng hoảng (Vocation du prêtre face aux crises, nxb. Noucelle Cité, 2021). Cách tiếp cận của ngài đã làm Đức Phanxicô hài lòng, ngài đã phân phát bản dịch sang tiếng Ý tác phẩm này, xuất bản ở Ý với tựa đề hấp dẫn Nhân chứng, chứ không phải công chức (Testimoni non funzionari, Lev) cho hàng ngàn linh mục có mặt tại Vatican trong thánh lễ Truyền Dầu năm 2022.

“Ngả mũ chào vì không có tinh thần thăng quan tiến chức trong nghề nghiệp”

Giám mục François-Xavier Bustillo viết trong quyển sách: “Hiện nay điều quan trọng là Giáo hội phải thoát khỏi tầm nhìn bảo vệ cho sự quản lý bảo tồn, để lắng nghe những gì Thần Khí đang nói với các Giáo hội (Kh 2, 7). Những từ ‘mới lạ, trí tưởng tượng, sáng tạo, táo bạo’ không nguy hiểm. Vấn đề không phải là xóa bỏ quá khứ và Truyền thống bằng những ý tưởng đổi mới làm biến dạng hoặc xa rời di sản của chúng ta. Sự cám dỗ có thể nảy sinh trong Giáo hội để biến các linh mục thành những người quản lý hơn là những người có tầm nhìn xa. Hoặc, nếu bạn muốn, nói theo ngôn ngữ Kinh thánh hơn, có tính tổ chức hơn là tính ngôn sứ.”

Đây là tinh thần mà Đức Phanxicô đã công bố trong thượng hội đồng cách đây hai năm, ngài cho rằng những cải cách cơ cấu sẽ vẫn vô ích nếu chúng không đi kèm với những hoán cải cá nhân. Một giám mục người Pháp đã tóm tắt ngay sau công bố này: “Rõ ràng việc bổ nhiệm ngài là bất ngờ. Đó là tuyệt đỉnh của đời sống tu trì và sự không có tinh thần thăng quan tiến chức trong nghề nghiệp, vì “không ai vào Dòng Phanxicô lúc 17 tuổi để thành giám mục.”

Củng cố quan hệ với hàng giám mục Mỹ

Ít được biết đến ở Pháp, giám mục Christophe Pierre đã là sứ thần tại Mỹ từ năm 2016, rõ ràng đây là một vị trí chiến lược. Gần gũi với giáo hoàng, nhà ngoại giao xuất thân trong một gia đình công giáo tận tụy với những người nghèo nhất, lớn lên gần Saint-Malo ở Saint-Servan, nơi sinh của nữ tu Jeanne Jugan sáng lập dòng Nữ tử Bác ái, và đã làm việc ở các nước khó khăn như Uganda và Haiti, trước khi được bổ nhiệm đến Mexico. Đây là nơi Đức Phanxicô biết đến giám mục và quyết định gỏi ngài đến Mỹ năm 2016 khi Donald Trump đang dẫn đầu các cuộc thăm dò.

Chịu trách nhiệm thể hiện đường lối Bergoglio mà ngài gắn bó trong một hàng giám mục Mỹ rất phân cực, một lần nữa, chính ngài là người phải dập tắt cuộc tranh luận về việc từ chối không cho các chính trị gia ủng hộ phá thai hoặc cái chết êm dịu. Một dấu hiệu đánh giá cao nhân cách của người tôi tớ trung thành, sự lựa chọn của giáo hoàng cũng củng cố vị trí của người thân cận ngài trong quan hệ của ngài với hàng giám mục Mỹ.

Phần thưởng cho những nhân cách

Ngoài nước Pháp, bức tranh toàn cảnh khẳng định các xu hướng căn bản có thể quả đất từ đầu triều của ngài. Nếu chẳng còn gì để chôn vùi vĩnh viễn kỷ nguyên các ghế hồng y, thì đây là phần thưởng cho các nhân cách. Đối với một số hồng y, tước vị hồng y là một cách giúp họ được thấy rõ và cho phép họ phát triển những phẩm chất tiềm năng hay tiềm ẩn, hơn là thêm một huy chương đeo trên ngực vốn đã có nhiều.

Thêm một lần nữa, gió thổi về hướng châu Á, nơi có thêm hai hồng y cử tri, nâng số lượng hồng y trong khu vực lên 24, và củng cố nhóm người châu Á ở vị trí thứ hai, sau nhóm người châu Âu với số lượng tăng lên 56. Trong số các giám mục Á châu có giám mục Penang ở Malaysia, quốc gia đa số theo đạo Hồi, và giám mục Stephen Chow của Hồng Kông.

Sự lựa chọn chính trị của giám mục Hồng Kông

Sự lựa chọn này rất chính trị, một phần trong bối cảnh bạo lực của người khổng lồ Trung quốc tiếp quản thuộc địa cũ của Anh và thỏa thuận tạm thời giữa Trung Quốc và Tòa thánh về việc bổ nhiệm giám mục. Thỏa thuận, đặc biệt gây tranh cãi khi chế độ Tập Cận Bình chủ trương đán áp tôn giáo, thỏa ước bị Trung Quốc vi phạm hai lần kể từ khi gia hạn vào cuối năm 2022. Tốt nghiệp khoa tâm lý tại Đại học Minnesota ở Hoa Kỳ, cựu giám tỉnh Dòng Tên của Trung hoa đại lục, tân hồng y đã đến thăm Bắc Kinh vào tháng 4, một điều chưa từng xảy ra kể từ năm 1985.

Khi trở về, ông nói với tạp chí Dòng Tên Văn minh Công giáo, thỏa thuận “chưa chết và sự khác biệt về quan điểm giữa hai bên trong việc bổ nhiệm giám mục là một yếu tố cần tìm hiểu hơn”. Một quan điểm rất khác so với quan điểm của hồng y tiền nhiệm Joseph Zen, người rất chỉ trích, và phù hợp với quan điểm của Đức Phanxicô hơn.

Một Giáo hội đang đột biến

Như vậy, bên cạnh việc cải cách Giáo hội, mối quan tâm của Đức Phanxicô rõ ràng là địa chính trị trên bình diện quốc tế, ngài phong thượng phụ Giêrusalem Pierbattista Pizzaballa người Ý làm hồng y, đây là lần thứ nhì ngài phong một tu sĩ Dòng Phanxicô làm hồng y. Thêm một lần nữa, chúng ta nên hiểu việc phong này là dấu hiệu cho thấy ngài quan tâm và hỗ trợ trong bối cảnh bạo lực leo thang ở Đất Thánh giữa người Israel và người Palestine. Hơn nữa, ngay cả việc bổ nhiệm “bắt buộc” như việc bổ nhiệm các tân bộ trưởng các bộ ở Vatican, Đức Phanxicô vinh danh công việc của các nhà ngoại giao và nhà truyền giáo đã từng phục vụ ở các quốc gia “khó khăn”.

Tổng trưởng bộ Giám mục, Francis Prevost, người Mỹ gốc Pháp và mẹ người Ý, thành viên của một dòng khất sĩ, là nhà truyền giáo ở Peru. Hồng y Claudio Gugerotti người Ý, tổng trưởng bộ Các Giáo Hội Đông Phương đã là sứ thần tại Ukraine từ năm 2015 đến năm 2020, sau khi đã phục vụ tại Georgia, Armenia và Azerbaijan. Nhìn chung, những đề cử này vẽ nên khuôn mặt của một Giáo hội hiện diện trên những ranh giới rạn nứt của thế giới, nhưng đang đột biến, không ngần ngại rời bỏ những logic thông thường, và do đó, đáp ứng, với một logic mang tinh thần rất Bergoglio.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch